Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, đại đậu, tên khoa học là Glycine Soia Siebold et Zucc, thuộc họ cánh bướm. Thành phần toàn cây gồm có: nước 12%, gluxit 16%, protein 24%, muối khoáng 6% và các chất khác có nitơ, các vitamin B1, B2, PP, A, D, E, các loại men.
Nhiều chị em cho rằng uống sữa đậu nành có lợi cho sức khỏe và tăng kích thước vòng 1, nhưng thông tin mới đây cũng có nói phụ nữ uống nhiều sữa đậu nành dẫn đến ung thư, vậy đâu mới là thông tin chính xác ?
Lơi ích khi uống sữa đậu nành
Trong đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng nên hạt đậu nành được dùng làm sữa đậu nành, bột đậu nành trộn bột ngũ cốc, ca cao dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đái tháo đường, người bị thấp khớp, bệnh gout, người mới ốm dậy, người lao động quá sức…
Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông.
Trong sữa đậu nành có chứa protein thực vật, đây là loại protein không gây ra phản ứng dị ứng ở những trẻ có dị ứng với sữa bò và loại protein này có thêm một lợi thế nổi trội bởi nó có thể làm mất một lượng canxi nhất định trong thận.
Sữa đậu nành còn là loại sữa không chứa lactose trong khi khoảng 25% dân số thế giới không thể ngăn chặn đường lactose khi lactose không hề tốt cho sức khỏe.
Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành tương đương với sữa bò. Sữa công thức làm từ sữa đậu nành cho em bé của bạn đáp ứng đầy đủ tương đương với tỷ lệ dinh dưỡng có trong sữa công thức làm từ sữa bò và như vậy sữa đậu nành có thể hoàn toàn bảo đảm hoàn thành việc đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi chất cho em bé của bạn.
Sữa đậu nành giúp cải thiện 3 vòng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống sữa đậu nành liên tục trong ba tháng sẽ thấy rõ sự biến đổi trong vóc dáng, đặc biệt là vùng mỡ bụng khó bảo. 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể có trong sữa đậu nành có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết insulin, giúp giảm và duy trì số đo vòng 2 đúng chuẩn.
Kéo dài tuổi xuân
Sữa đậu nành chứa một lượng lớn isoflavone nên uống chúng, phái đẹp như được “tiêm” thêm lượng hormone nữ estrogen vào cơ thể, giúp đào thải tế bào chết, kéo dài sinh lực và vẻ đẹp của người phụ nữ.
Người bạn của phụ nữ trung niên
Không chỉ có tác dụng tích cực với phụ nữ nói chung, sữa đậu nành là thức uống đặc biệt khuyên dùng với phụ nữ trung niên. 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày là liệu pháp giúp phụ nữ mãn kinh giảm căng thẳng tâm lý và những suy giảm về thể chất, phòng ngừa các chứng bệnh phụ khoa thường gặp.
Sữa đậu nành gây ung thư thì sao ?
Con người hiện đại rất chú trọng ăn uống dưỡng sinh, mọi người đều biết ăn thực vật nguyên sinh là một trong những phương pháp thực dưỡng hiệu quả.
Đặc biệt, sữa đậu nành có chứa nhiều chất estrogen, rất tốt cho dưỡng sinh và tăng hấp thụ tiêu hóa. Trong những ngày đông giá lạnh, uống một ly sữa đậu nành nóng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái.
Thế nhưng thứ nước uống ngon mát, bổ dưỡng này cũng cũng như các thực phẩm khác, dùng nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm, như Khổng Tử nói “vật cực tất phản”, tức là bất cứ thứ gì lạm dụng cũng gây ra tác dụng ngược lại.
Theo như trường hợp của bệnh nhân khi đi khám lại bị kết luận ung thư vú là do trong cơ thể bà ấy có hàm lượng estrogen cao gấp mấy lần người bình thường, cũng vì thế mà bà ấy uống càng nhiều vào sẽ là tác nhân dẫn tới ung thư, nhưng sữa đậu nành không phải nguyên nhân chính gây ung thư vú ở phụ nữ.
Lưu ý khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ l tuổi đến 5 tuổi thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn.
Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.
Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ.
Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành vì loại đường này có acid hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.
Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
Sữa đậu nành để lâu rất dễ hỏng; cần pha natri benzoat với liều lượng 600 mg trong mỗi kg sữa khi bảo quản.
Kết luận
Sữa đậu nành được chứng minh tốt cho sức khỏe với lượng vừa phải, nhưng phải phù hợp với cơ thể mỗi người mới được xem tốt cho sức khỏe, và cũng không thể kết luận sữa đậu nành gây ảnh hưởng đến việc có con ở nam giới. Các chất có trong sữa đậu nành khi uống vào được chuyển hóa ở gan và thải ra nước tiểu.